Lưu trữ

Archive for the ‘Luật pháp’ Category

Xét xử vụ Đoàn Văn Vươn

Tháng Tư 4, 2013 Bình luận đã bị tắt

Sáng 2/4, TAND Thành phố Hải Phòng đã mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại khu đầm bãi Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng vào thời điểm đầu tháng 1/2012.

Các bị cáo Đoàn Văn Vươn (SN 1963); Đoàn Văn Quý (SN 1966); Đoàn Văn Sịnh (SN 1957); Đoàn Văn Vệ (SN 1974) bị xét xử theo tội danh “Giết người” quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.

Các bị cáo Phạm Thị Báu (tên gọi khác: Phạm Thị Hiền, SN 1982); Nguyễn Thị Thương (SN 1970) bị xét xử về tội danh “Chống người thi hành công vụ” theo điểm d, khoản 2, điều 257 Bộ Luật Hình sự.

Đoàn Văn Vươn, Tiên LãngBị cáo Đoàn Văn Vươn

Tham gia phiên tòa, ngoài HĐXX, 11 luật sư bào chữa cho các bị can gồm các luật sư: Hoàng Bách, Vũ Văn Lợi, Trần Đình Triển, Nguyễn Việt Hùng, Phùng Khắc Lợi, Hoàng Mạnh Hùng, Phạm Xuân Ngà, Đinh Xuân Nhật, Đinh Thị Hòa, Ngô Trọng Hùng và Ngô Minh Long.

Sau phần hoàn tất thủ tục phiên tòa, khoảng 9h30, đại diện VKS đã đọc bản cáo trạng vụ án.

– Theo kết luận điều tra, do không chấp hành quyết định của UBND huyện Tiên Lãng nên từ tháng 12-2011 đến ngày 4-1-2012, Đoàn Văn Vươn tập hợp anh em ruột gồm Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái (là anh vợ ông Quý) đã bàn bạc thống nhất lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện việc chống lại lực lượng cưỡng chế.Ông Vươn chỉ đạo Vệ đi mua súng còn Quý, Sịnh, Thoại, Thái cùng Báu, Thương, Đoàn Xuân Quỳnh (SN 1995, là con trai ông Vươn) cùng một số người khác làm 5 hàng rào tre dóc kín, chắn ngang đường vào khu cưỡng chế, rải kín rơm rạ từ hàng rào đến nhà hai ông Quý, Vươn.

– Ngày 5-1, các lực lượng công an và bộ đội quân sự huyện Tiên Lãng, được phân công đi đầu để rà phá vật liệu gây nổ và thực hiện việc vật động thuyết phục lần cuối trước khi cưỡng chế. Khi tiếp cận hàng rào thứ nhất chắn đường vào nhà Đoàn Văn Quý (cách nhà 40m), thì Quý chập điện cho mìn và bình gas gây nổ nhưng không ai bị thương.

Đoàn công tác tiếp cận hàng rào thứ 2 (cách nhà Quý 15m) thì Quý, Thái, Thoại nấp ở trong nhà dùng 2 khẩu súng bắn đạn hoa cải bắn 4 phát vào đoàn công tác làm 7 người bị thương.

Tiếp đó, Quý chạy về phía đoàn công tác đổ can xăng vào rơm rạ và châm lửa đốt nhưng do thời tiết ẩm ướt nên không cháy.

– Ngày 10/1/2012, ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Giết người”. Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ ông Quý) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.

– Ngày 10/2/2012, Thủ tướng Chính phủ kết luận các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là trái luật

– 3/2012, hàng chục cán bộ tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) bị kiểm điểm, xử lý. Ngoài ra, tập thể Ban cán sự Đảng UBND Hải Phòng bị kỷ luật khiển trách.

– 1/2013, nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nguyên phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh và 3 bị can Phạm Xuân Hoa (nguyên trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện, phó trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế), Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch xã Vinh Quang) và Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư xã) đã bị xử lý hình sự về tội “Hủy hoại tài sản”.

Đến 10h, HĐXX chuyển sang phần xét hỏi. Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã tiến hành xét hỏi đối với bị cáo Đoàn Văn Vươn đầu tiên.

Bị cáo Vươn đã không đồng ý đối với tội danh bị truy tố. Đoàn Văn Vươn cho biết có nhận được QĐ thu hồi đất, QĐ cưỡng chế thu hồi nhưng giữ nguyên quan điểm cho rằng quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng là không đúng thẩm quyền. Đã gửi đơn khiếu nại tới nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cả gia đình đã bàn bạc: nếu như chính quyền kiên quyết cưỡng chế sẽ quyết tâm chuyển từ vụ án hành chính sang vụ án hình sự. Để chuẩn bị cho kế hoạch này, Đoàn Văn Vươn đã có sự chuẩn bị từ trước như làm hàng rào trên đường dẫn vào khu vực đầm tôm của mình.

Việc bàn bạc này được diễn ra vào thời điểm sau khi nhận được QĐ cưỡng chế (vào khoảng trung tuần tháng 12/2011), bị cáo đã gửi đơn đi khắp các cơ quan… để khiếu kiện; việc bàn bạc bao gồm nhiều người thân trong gia đình nghe; chuẩn bị: bình ga, kíp mìn (4 kíp); dây điện; thuốc nổ (mua thêm 200gr); ngoài ra mua thêm 01 khẩu súng hoa cải.

Đoàn Văn Vươn, Tiên LãngCác bị cáo tại phiên xử sáng 2/4.

Đoàn Văn Vươn cho biết tự đề xuất làm hàng rào, nổ bình ga, bắn sung hoa cải…, gia đình ban đầu không đồng ý nhưng sau đó đã thuận theo. Vươn đã bỏ ra số tiền 8 triệu đồng để mua một sung hoa cải, 2 triệu tiền mua kích nổ và thuốc nổ.

Tất cả tiền này là tiền của bị cáo tận thu từ đầm bãi. Trước đó, bị cáo Vươn thừa nhận cũng có một khẩu súng nhưng súng này đã hỏng.

Đoàn Văn Vươn đã yêu cầu em mình là Quý không được nhồi thuốc súng vào vỏ đạn lớn vì có thể gây chết người, chỉ được nhồi thuốc vào vỏ đạn nhỏ để bắn đe dọa.

Quá trình làm hàng rào được phân công cho Quý (em trai Vươn). Thời gian chuẩn bị này, Đoàn Văn Vươn vẫn đang tiếp tục đi khiếu kiện về QĐ thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng.

Bốn kíp nổ mà Đoàn Văn Vươn có từ thời kỳ sau ngày ra quân, đề phòng trường hợp kíp lâu ngày không nổ nên phải sử dụng phương án đặt cùng một lúc.

Về việc đốt rơm, Đoàn Văn Vươn cho biết, nếu trường hợp trời không mưa sẽ đốt rơm tưới xăng; trường hợp trời mưa thì dùng phương án kích nổ kíp nổ bằng dây điện cho nổ bình ga và bom tự chế.

Trước ngày xảy ra cưỡng chế, Đoàn Văn Vươn cũng đã lên kế hoạch di chuyển đồ đạc thiết yếu, phụ nữ, trẻ em… sang chỗ khác để không bị ảnh hưởng và không bị “vướng víu”.

Đoàn Văn Vươn, Tiên LãngBị cáo Đoàn Văn Quý

Bị cáo Vươn cho hay, lực lượng cưỡng chế mới thực hiện cưỡng chế phần đầm bãi của mình (19ha); phần diện tích đầm bãi của Quý (21ha) chưa nằm trong diện cưỡng chế.

Thời điểm xảy ra sự việc cưỡng chế, Đoàn Văn Vươn đứng trên đê cống Rộc quan sát sự việc, và thấy cả cảnh tượng nhiều người được đưa đi cấp cứu; Vươn không thực hiện kích nổ, nổ mìn hay bắn súng…

Đoàn Văn Vươn cho biết, bị cáo nhận thức được hành vi chống người thi hành công vụ là trái pháp luật, có nguy hiểm đến tính mạng của lực lượng cưỡng chế và người thân trong gia đình mình.

Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến hành vi này vì bị cáo cho rằng QĐ thu hồi, cưỡng chế đầm bãi của mình là không đúng.

Đoàn Văn Vươn cho biết đã có sự cảnh báo đối với chính quyền địa phương và lực lượng cưỡng chế, vì cho rằng QĐ cưỡng chế là xâm hại, phá hoại đến tài sản của gia đình mình; việc sử dụng các phương tiện gây án nhằm mục đích đe dọa lực lượng cưỡng chế…

11h20, HĐXX dừng xét hỏi. 14h chiều, phiên tòa tiếp tục ở phần xét hỏi.

Kiên Trung – TTXVN
vietnamnet.vn

Chuyên mục:Luật pháp Thẻ:

Ông Vươn được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ

Tháng Tư 4, 2013 Bình luận đã bị tắt

Bị cáo Đoàn Văn Quý trước vành móng ngựa trong phiên xử ngày 3/4. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Ngày 4/4, phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, bước sang ngày xét xử thứ ba.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày quan điểm luận tội, đưa ra mức án đề nghị đối với các bị cáo trong vụ án này.

Trong bản luận tội, vị đại diện Viện kiểm sát nêu rõ, các bị cáo: Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ đã bàn bạc, thống nhất dựng hàng rào ngăn chặn đoàn cưỡng chế; dùng súng hoa cải, mìn tự tạo để chống lại đoàn cưỡng chế.

Hiểu rõ tính năng và mức độ nguy hiểm của các loại vũ khí, vật liệu nổ này nhưng bất chấp hậu quả có thể gây chết nhiều người, các bị cáo vẫn thực hiện. Tuy các lần nổ súng và hành vi gây nổ mìn, bình ga trên lối vào của đoàn công tác chưa dẫn đến hậu quả chết người, nhưng tính chất là rất manh động, nguy hiểm. Trong vụ án này, Đoàn Văn Vươn là người chủ mưu; Đoàn Văn Quý là người thực hiện tích cực; Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Sịnh đóng vai trò trợ giúp.

Hai bị cáo Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương đã tiếp tay, giúp sức cho các bị cáo thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, Phạm Thị Báu và Nguyễn Thị Thương phạm tội là do sự kích động, lôi kéo của người thân trong gia đình.

Theo quan điểm của cơ quan Công tố, xét tính chất, mức độ phạm tội, có tính đến hoàn cảnh phụ nữ, do đó không nhất thiết phải cách ly hai bị cáo này khỏi xã hội.

Vì các lẽ đã nêu ở trên, đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án cho các bị cáo phạm tội “giết người” gồm: Đoàn Văn Vươn từ 5-6 năm tù; Đoàn Văn Quý từ 4 năm 6 tháng tù đến 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh từ 3 năm 6 tháng tù đến 4 năm tù; Đoàn Văn Vệ từ 1 năm 8 tháng đến 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Hai bị cáo phạm tội “chống người thi hành công vụ” gồm Phạm Thị Báu cũng bị đề nghị mức án từ 18-24 tháng tù và Nguyễn Thị Thương từ 15-18 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo.

Do các bị hại không yêu cầu bồi thường nên các bị cáo không phải thực hiện trách nhiệm dân sự.

Nhìn chung, so với khung hình phạt cho cả hai tội danh, các mức án đề nghị đều thấp hơn hẳn. Điều này, một phần vì tất cả các bị cáo đều được hưởng khá nhiều tình tiết giảm nhẹ về nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh phát sinh hành vi phạm tội; phần vì trong quá trình điều tra, ông Vươn thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, từng tham gia quân đội; hậu quả giết người chưa xảy ra. Ông Quý đã tự ra đầu thú, nhân thân chưa có tiền án tiền sự; Ông Sịnh từng phục vụ quân đội, nhân thân tốt, phạm tội chưa đạt. Ông Vệ trong giai đoạn điều tra thành khẩn khai báo. Bà Thương và bàBáu có nơi cư trú rõ ràng, có chồng bị tạm giam trong 1 vụ án nên có thể áp dụng cải tạo ngoài xã hội.

[Vụ Tiên Lãng: Các bị hại xin rút yêu cầu bồi thường]

Tranh luận với quan điểm của Viện kiểm sát, một số bị cáo và luật sư cho rằng, “do quyết định thu hồi đất không đúng”, “quyết định thu hồi đất là trái pháp luật”, nên hành động của các bị cáo đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Các bị cáo và luật sư bào chữa đề nghị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng làm rõ một số vấn đề liên quan đến quyền lợi của các bị cáo; quan điểm tội danh của các bị cáo; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Đối đáp với các luật sư, đại diện Viện kiểm sát khẳng định, có đủ căn cứ để thấy lý lẽ của các luật sư không phù hợp: Đó là các bị cáo đã cố ý, có bàn bạc, tổ chức dùng mìn, dùng súng tước đoạt mạng sống của người khác; những người bị hại đều là cán bộ Nhà nước, thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, không có mâu thuẫn với các bị cáo. Với âm mưu và hành vi chuyển vụ án hành chính dân sự sang hình sự, các bị cáo đã chuẩn bị mìn, súng để tấn công người thi hành công vụ. Bên cạnh đó, có nhiều bản tường trình do các bị cáo tự viết đã được thẩm tra, đánh giá tại phiên tòa. Các lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra đảm bảo tính khách quan, chính xác, phù hợp với biên bản hiện trường, với vật chứng lưu trữ.

Chiều 4/4, nói lời cuối cùng trước tòa, các bị cáo đều mong Hội đồng xét xử xem xét, mong được hưởng các tình tiết giảm nhẹ khi áp dụng hình phạt.

Dự kiến, ngày mai (5/4), Hội đồng xét xử sẽ tuyên án./.

(TTXVN)
vietnamplus.vn

Chuyên mục:Luật pháp Thẻ:

Vụ Tiên Lãng: Các bị hại xin rút yêu cầu bồi thường

Tháng Tư 3, 2013 Bình luận đã bị tắt

Bị cáo Đoàn Văn Quý trước vành móng ngựa trong phiên xử ngày 3/4. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Ngày 3/4, phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng tiếp tục diễn ra dưới sự điều hành của chủ tọa, Thẩm phán Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.

Hội đồng xét xử tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo, người bị hại và nhân chứng. Các bị cáo được mời lên bổ sung lời khai, đồng thời trình bày các kiến nghị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để Hội đồng xét xử xem xét.

[Xử vụ án giết người, chống người thi hành ở Tiên Lãng]

Trả lời Hội đồng xét xử, bị cáo Đoàn Văn Quý cho biết bản thân ông nhận thức được việc làm của mình có thể gây nguy hiểm cho lực lượng cưỡng chế, song vẫn làm vì tiếc công sức của vợ chồng nhiều năm lao động vất vả xây dựng khu đầm, nơi được coi là nguồn sống duy nhất của gia đình. Ông Quý cũng biện bạch việc chế mìn, bắn súng chỉ là để “cảnh báo” chứ không nhằm mục đích giết người.

Cũng trong buổi xét xử sáng 3/4, trước tòa, các bị hại Lê Văn Mải, Nguyễn Văn Phong, Vũ Anh Tuấn, Đỗ Xuân Trường, Đào Văn Sinh cho biết việc cưỡng chế hành chính được tiến hành bằng thuyết phục, động viên là chính để Đoàn Văn Vươn chấp hành chứ không có việc dùng vũ lực hoặc có phương án nào khác.

Tất cả các bị hại đều khẳng định mình thi hành đúng công vụ, thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công là để cho kỷ cương, trật tự được thực thi, bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình tiến hành cưỡng chế.

Đáng chú ý, cũng tại phiên tòa ngày 3/4, các bị hại đều xin rút lại yêu cầu bồi thường đối với các bị cáo với lý do là người làm việc công vụ nên khi bị thương đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đơn vị đã chi trả toàn bộ viện phí cho các bị hại trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện và dưỡng thương tại nhà.

Trả lời Hội đồng xét xử, những người làm chứng: Vũ Văn Vịnh, Nguyễn Văn Tiến, Vũ Văn Thủy đều nhất trí với trình bày của các bị hại. Hội đồng xét xử cũng đã công bố công khai lời khai của những người bị hại và người làm chứng vắng mặt trước tòa.

Chiều cùng ngày, Hội đồng xét xử kết thúc phần xét hỏi các bị cáo, người bị hại và nhân chứng.

Sáng mai (4/4) phiên tòa bước vào phần tranh tụng./.

PV (TTXVN)
vietnamplus.vn

Chuyên mục:Luật pháp Thẻ:

Bị cáo Đoàn Văn Vươn bị xét xử về tội “Giết người”

Tháng Tư 2, 2013 Bình luận đã bị tắt

(VOV) -Các bị cáo Đoàn Văn Vươn (SN 1963) và Đoàn Văn Quý (SN 1966) bị truy tố về tội Giết người.

Sáng nay (2/4), Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (xảy ra ngày 5/1/2012).

Phiên xét xử dự kiến diễn ra từ ngày 2-5/4 do Thẩm phán Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng làm chủ tọa.

Bị cáo Đoàn Văn Vươn tại phiên xử sáng 2/4

Tại phiên tòa sơ thẩm này có 6 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ”.

Theo đó, Đoàn Văn Vươn (SN 1963), Đoàn Văn Quý (SN 1966) cùng ở xã Vinh Quang; Đoàn Văn Sịnh (SN1957) ở xã Đông Hưng và Đoàn Văn Vệ (SN 1974) ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng về tội Giết người quy định tại điểm d, khoản 1, điều 93 Bộ luật hình sự.

Bị cáo Phạm Thị Báu (SN 1982, vợ ông Quý), Nguyễn Thị Thương (SN 1970, vợ ông Vươn) bị truy tố về tội Chống người thi hành công vụ, quy định tại điểm d, khoản 2, điều 257 Bộ luật hình sự.

Đối với Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái (những người tham gia nổ súng vào đoàn cưỡng chế) sau khi gây án bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ lập hồ sơ xử lý sau.

Vụ án xảy ra khi sáng 5/1/2012, UBND huyện Tiên Lãng thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn, ở xã Vinh Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng. Khi tổ công tác số 3, của huyện Tiên Lãng, đi đầu để thực hiện nhiệm vụ và tiến hành rà phá vật liệu cháy nổ trên đường dẫn vào khu vực đầm do ông Vươn đang quản lý, khi đến sát hàng rào đã bị gia đình nhà ông Vươn dùng súng bắn đạn hoa cải chống trả, khiến 7 người bị thương

Cáo trạng nêu rõ, căn cứ vào biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, vật chứng của vụ án, biên bản thực nghiệm điều tra, biên bản nhận dạng đồ vật, bản kết luận giám định, lời khai của các bị cáo, có đủ cơ sở để xác định: Với mục đích chống đối để không phải giao lại đất, chuyển từ vụ việc dân sự hành chính sang vụ án hình sự, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Đoàn Văn Vệ, Phạm Thái đã bàn bạc làm hàng rào, trải rơm, làm mìn tự tạo, chuẩn bị súng bắn đạn hoa cải và đã sử dụng mìn, súng bắn vào những người làm nhiệm vụ bảo vệ và rà phá bom mìn theo sự phân công của UBND huyện Tiên Lãng. Các bị cáo nhận thức rõ việc sử dụng mìn tự tạo, súng bắn đạn hoa cải là vũ khí, vật liệu nổ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác…

Ngay sau đó, Hội đồng xét xử đã tiến hành xét hỏi, thẩm vấn để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo.

Liên quan đến vụ cưỡng chế, theo chương trình dự kiến, từ 8-10/4, Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Hủy hoại tài sản công dân” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Các bị can gồm: Nguyễn Văn Khanh (nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng), Phạm Xuân Hoa (nguyên Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện, Phó ban chỉ đạo cưỡng chế), Lê Thanh Liêm (nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, thành viên Ban chỉ đạo cưỡng chế), Phạm Đăng Hoan (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang) bị truy tố về tội Hủy hoại tài sản; truy tố Lê Văn Hiền (nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng./.

Ngọc Thành/VOV online
vov.vn

Chuyên mục:Luật pháp Thẻ:

Xét xử vụ án Đoàn Văn Vươn và đồng phạm: Khách quan, đúng tội và xem xét tình tiết giảm nhẹ

Tháng Tư 2, 2013 Bình luận đã bị tắt

(ĐCSVN) – Hôm nay 2-4, Tòa án nhân dân TP Hải Phòng đưa ra xét xử công khai vụ án hình sự giết người và chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 5-1-2012 tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Vụ án đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong suốt hơn một năm qua.

Khu đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn. (Ảnh: vietnamnet.vn).

Theo bản Cáo trạng số 10/CT-P1A ngày 4-1-2013 của Viện KSND TP Hải Phòng, năm 1993, Đoàn Văn Vươn, sinh năm 1963, có hộ khẩu thường trú tại thôn Thuý Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng được UBND huyện Tiên Lãng giao 21 ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc xã Vinh Quang với thời hạn sử dụng 14 năm kể từ ngày 4/10/1993. Trong quá trình đắp bờ, Đoàn Văn Vươn đã lấn chiếm ra ngoài diện tích được giao 19,3 ha, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiếp tục giao bổ sung phần đất lấn chiếm này cho Đoàn Văn Vươn để nuôi trồng thuỷ sản, thời hạn sử dụng đến ngày 4-10-2007. Ngày 7-4-2009, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 461/QĐ-UBND thu hồi diện tích 19,3 ha đất nói trên do hết thời hạn sử dụng. Do không đồng ý với quyết định thu hồi đất, Đoàn Văn Vươn đã khởi kiện đến Tòa hành chính Tòa án nhân dân TP Hải Phòng. Sau khi Tòa hành chính Tòa án nhân dân TP Hải Phòng giải quyết và giữ nguyên Quyết định số 461/QĐ-UBND, ngày 24-11-2011, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với diện tích 19,3 ha và ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế. Quyết định thu hồi đất và kế hoạch cưỡng chế được UBND huyện thông báo cho Đoàn Văn Vươn, đồng thời chỉ đạo tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương giải thích, vận động nhưng Đoàn Văn Vươn vẫn không chấp nhận.
Quyết tâm phạm tội đến cùng

Sau khi nhận được thông báo của UBND huyện về việc cưỡng chế thu hồi đất đầm, Đoàn Văn Vươn đã nhiều lần cùng anh em trong gia đình gồm: Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái bàn bạc quyết tâm giữ lại khu đầm bằng mọi cách. Trong quá trình bàn bạc, Đoàn Văn Vươn mưu đồ phải chuyển từ tranh chấp dân sự hành chính sang vụ án hình sự. Trong khi, Quý nói: “bắn chết mẹ chúng nó đi”…Vươn và Sịnh bàn bạc và thống nhất với mọi người làm hàng rào ngăn lối đi, làm mìn tự tạo chôn trên đường vào, mua xăng để đốt và dùng súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế. Việc bàn bạc diễn ra tại nhà Vươn, nhà Quý và có mặt Nguyễn Thị Thương (vợ Đoàn Văn Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ Đoàn Văn Quý).

Thực hiện việc chống đối, Sịnh, Quý, Thoại, Thái, Báu, Thương và một số người trong gia đình cùng nhau làm năm hàng rào ngăn cản trên đường vào khu đầm, trải rơm trên đường đi; Quý chỉ đạo Báu đi mua hai mươi lít xăng về đổ vào rơm đốt, mua ba mũ len trùm đầu cho Quý, Thoại, Thái. Trước đó, tại nhà trông đầm của Đoàn Văn Vươn chỉ có một khẩu súng bắn đạn hoa cải do Vươn mua từ trước, nên Vươn, Quý, Sịnh đã cùng góp tiền đưa cho Đoàn Văn Vệ (do Vệ chủ động xin giúp) 10.500.000 cùng với một vỏ tút đạn làm mẫu để đi mua súng bắn đạn hoa cải với mục đích bắn vào lực lượng cưỡng chế. Nhưng sau đó do Vệ không mua được, nên Vươn và Thoại đã trực tiếp đi mua được một khẩu súng bắn đạn hoa cải, thuốc súng và các vật liệu chế tạo đạn hoa cải về đưa cho Quý.

Các đối tượng Vươn, Sịnh, Quý, Thoại, Thái xác định khi sử dụng mìn tự tạo, súng bắn đạn hoa cải chống lại lực lượng cưỡng chế không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cưỡng chế mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của các gia đình mình nên khi thấy Quý đặt mìn cách nhà khoảng 15m thì Vươn bảo Quý chôn mìn ra hàng rào thứ hai cách khoảng 40 m để an toàn cho những người trong nhà. Vươn phân công trẻ em, phụ nữ sơ tán và chuyển tài sản có giá trị về nhà Sịnh và Thoại, còn Quý, Thái, Thoại trực tiếp sử dụng súng, mìn, bình ga …chống lại những người tham gia cưỡng chế.

Sáng ngày 5-1-2012, khi tổ công tác số 3 của UBND huyện Tiên Lãng tiến hành rà phá vật liệu cháy, vật liệu nổ trên đường dẫn vào khu đầm do Vươn đang quản lý, khi đến sát hàng rào thứ nhất cách nhà Quý khoảng 40m, Quý đã kích nổ mìn tự tạo làm bình ga tung lên, nhưng do bình ga không phát nổ nên không làm ai bị thương. Tổ công tác thực hiện trách nhiệm của mình tiếp tục tiến đến hàng rào thứ hai sát với chuồng chăn nuôi cách nhà Quý khoảng 18m, lúc này Quý dùng súng hoa cải bắn phát thứ nhất vào nhóm bên trái chuồng chăn nuôi, thấy có người bị thương, Quý tiếp tục cầm khẩu súng thứ hai bắn vào nhóm bên phải chuồng chăn nuôi làm một số người bị thương. Ngay lúc đó, Thoại từ trên tầng hai chạy xuống lấy một khẩu súng và mang theo đạn lên tầng hai, còn Quý tiếp tục nạp đạn và bắn phát thứ ba, lúc này Quý cũng nghe thấy tiếng súng nổ từ trên tầng hai. Sau đó Thái và Thoại từ tầng hai cầm súng chạy xuống bảo Quý rời khỏi nhà. Quý chạy ra đổ xăng và rơm đốt nhưng do đêm hôm trước trời mưa, rơm không cháy được thì Quý, Thoại, Thái cầm theo hai khẩu súng xuống thuyền bỏ trốn. Sau khi sự việc xảy ra Quý,Thoại, Thái liên lạc bằng điện thoại di động với Sịnh và Báu để nắm tình hình. Đoàn Văn Vệ đến hiện trường sau khi Quý đã bắn vào lực lượng cưỡng chế, mặc dù bị ngăn cản nhưng Vệ vẫn vào khu vực cưỡng chế nắm tình hình thì bị lực lượng bảo vệ hiện trường giữ lại và thu trong túi áo Vệ một vỏ tút đạn mà Quý đã đưa làm mẫu để Vệ đi mua súng trước đó.

Gây hậu quả nghiêm trọng

Hậu quả hành vi của Quý, Thái, Thoại sử dụng các công cụ, phương tiện tấn công vào tổ công tác số 3 làm bị thương bảy người gồm: Lê Văn Mải sinh năm 1957, Nguyễn Văn Phong sinh năm 1991, Vũ Anh Tuấn sinh năm 1979, Đào Văn Đức sinh năm 1976, Đỗ Xuân Trường sinh năm 1988, Đào Trọng Dũng sinh năm 1980 và Lê Văn Ghi sinh năm 1968. Sau khi giám định pháp y, kết quả cho thấy, các nạn nhân nói trên đều bị nhiều vết thương và giảm sức lao động, trong đó Lê Văn Ghi bị 16 vết thương, giảm 43% sức lao động; Đỗ Xuân Trường bị 9 vết thương, giảm 35% sức lao động; Lê Văn Mải bị 8 vết thương, giảm 25% sức lao động;…

Ngày 7-1-2012, Đoàn Văn Quý đến Công an TP Hải Phòng đầu thú, khai nơi cất giấu hai khẩu súng bắn đạn hoa cải ở bãi dứa bờ đê sông Hóa thuộc thôn Đồng Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Cơ quan điều tra đã thu hồi hai khẩu súng này. Căn cứ lời khai của Đoàn Văn Quý về việc đã cùng Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái kích điện ắc quy gây nổ mìn tự tạo, dùng súng bắn đạn hoa cải bắn vào những người tham gia cưỡng chế theo kế hoạch đã bàn bạc, thống nhất từ trước với Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh và giao cho Đoàn Văn Vệ mua súng bắn đạn hoa cải và các tài liệu khác, ngày 9/1/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can để điều tra. Đối với Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái bỏ trốn sau khi gây án, nên Cơ quan công an đã ra quyết định truy nã hai đối tượng này.

Tại cơ quan điều tra, các bị can đều khai nhận hành vi của mình như nội dung đã nêu trên, cụ thể: Đoàn Văn Vươn là người đứng ra tổ chức bàn bạc việc chống đối lực lượng cưỡng chế, đưa ra kế hoạch làm hàng rào, dùng mìn tự tạo, súng bắn đạn hoa cải, trực tiếp đi mua thêm một khẩu súng bắn đạn hoa cải cùng các vật liệu chế tạo đạn, mìn, mua dây điện, dạy Quý cách làm mìn tự tạo, chỉ đạo việc chống đối. Đoàn Văn Quý tham gia bàn bạc chống đối một cách tích cực, trực tiếp làm mìn tự tạo, đào hố chôn mìn, mua thêm bình ga, chuẩn bị bao đá, kích nổ mìn tự tạo, dùng súng bắn ba phát đạn hoa cải vào lực lượng cưỡng chế, đổ xăng vào rơm đốt. Đoàn Văn Sịnh tham gia bàn bạc chống đối, đưa ra ý kiến làm hàng rào, trải rơm, góp tiền mua súng đạn hoa cải, ở ngoài nắm tình hình thông báo cho Quý, Thoại, Thái. Đoàn Văn Vệ tham gia với vai trò giúp sức trong việc đi mua súng bắn đạn hoa cải. Phạm Thị Báu trực tiếp làm hàng rào, trải rơm, mua xăng, mua mũ len. Nguyễn Thị Thương trực tiếp làm hàng rào, trải rơm mục đích nhằm chống lại người thi hành công vụ.

Với các chứng cứ, lời khai của các nhân chứng và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án đủ cơ sở để xác định: với mục đích chống đối để không phải giao lại đất, chuyển từ vụ việc dân sự hành chính sang vụ án hình sự, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái đã nhận thức rõ việc sử dụng mìn tự tạo, súng bắn đại hoa cải là vũ khí, vật liệu nổ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác, nhưng để đạt được mục đích các bị can đã cố ý thực hiện hành vi giết những người thi hành công vụ. Ngay từ khi bàn bạc, Đoàn Văn Quý đã thể hiện mong muốn giết người qua lời nói: “bắn chết mẹ chúng nó đi” và được Vươn, Sịnh tán thành, góp tiền mua thêm súng, chuẩn bị kỹ lưỡng việc sử dụng mìn tự tạo, súng để bắn vào bất kỳ người nào thi hành lệnh cưỡng chế. Ý chí quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng được thể hiện rõ thông qua hành vi kích mìn nổ nhưng không đạt hiệu quả thì tiếp tục sử dụng súng bắn, thấy có người trong tổ công tác bị trúng đạn vẫn tiếp tục bắn nhiều phát nữa. Hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý muốn của các bị can. Như vậy, có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi đồng phạm tội giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đã tiếp nhận ý chí của Vươn, Quý, Sịnh về việc chống lại người thi hành công vụ và có hành vi trực tiếp tham gia làm hàng rào, trải rơm, mua xăng, mua mũ len để tạo điều kiện cho các bị can khác thực hiện hành vi chống đối những người thi hành công vụ, do vậy có đủ cơ sở xác định các bị can đã có hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật hình sự có khung hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Bản cáo trạng nêu rõ, hành vi của các bị can gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng đã Quyết định truy tố ra trước Tòa án nhân dân TP Hải Phòng đối với các bị can: Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ về tội giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự; Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, bà Nguyễn Thị Mai, Chánh án TAND TP Hải Phòng cho biết: xét xử khách quan, công bằng, đúng tội và xem xét tình tiết giảm nhẹ theo đúng Thông báo số 43/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng./.

PV
dangcongsan.vn

Chuyên mục:Luật pháp Thẻ:

Tiến hành xử sơ thẩm 2 vụ án về đất đai ở Tiên Lãng

Tháng Tư 2, 2013 Bình luận đã bị tắt

Theo Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, sáng 2/4, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ,” dự kiến xét xử từ ngày 2-5/4.

Tiếp đó, sáng 8/4, Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Hủy hoại tài sản công dân, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” dự kiến xét xử từ ngày 8-10/4.

Cả hai vụ án đều liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (xảy ra ngày 5/1/2012).

Phiên tòa thứ nhất (khai mạc sáng 2/4) do Thẩm phán Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng làm chủ tọa. Tại phiên tòa sơ thẩm này có sáu bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh “Giết người,” “Chống người thi hành công vụ.”

Tham dự phiên tòa có 12 luật sư bào chữa cho các bị cáo và người bị hại. Trong đó, 11 luật sư bào chữa cho các bị cáo và một luật sư bào chữa cho người bị hại.

Phiên tòa thứ hai (khai mạc sáng 8/4) do Thẩm phán Trần Thị Thu Hà, Chánh Tòa Hình sự – Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng làm chủ tọa. Tại phiên tòa sơ thẩm này có năm bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh “Hủy hoại tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.”

Tham dự phiên tòa có tám luật sư bào chữa cho các bị cáo và người bị hại. Trong đó, năm luật sư bào chữa cho các bị cáo và ba luật sư bào chữa cho người bị hại.

Với nguyên tắc khách quan, công minh theo đúng quy định của pháp luật, hai phiên tòa chắc chắn sẽ đáp ứng được sự mong mỏi của người dân về tính nghiêm minh của pháp luật./.

PV (TTXVN)
vietnamplus.vn

Chuyên mục:Luật pháp Thẻ:

Chùm ảnh độc quyền về vụ xét xử Đoàn Văn Vươn

Tháng Tư 2, 2013 Bình luận đã bị tắt

Sáng 2/4, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử công khai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, xảy ra ngày 5/1/2012.

Trong số 6 bị cáo bị đưa ra xét xử tại phiên tòa lần này, 4 bị cáo gồm Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ cùng bị truy tố về tội danh giết người theo điểm d khoản 1, Điều 93 Bộ Luật hình sự.

[Xử vụ án giết người, chống người thi hành ở Tiên Lãng]

Hai bị cáo Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu cùng bị truy tố về tội danh chống người thi hành công vụ theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật hình sự.

Quang cảnh phiên tòa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Hội đồng xét xử tại phiên tòa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Các luật sư tại phiên tòa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Dẫn giải bị cáo Đoàn Văn Vươn vào phòng xử án. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Dẫn giải bị cáo Đoàn Văn Sịnh vào phòng xử án. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Các bị cáo trước vành móng ngựa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Vật chứng vụ án tại phiên tòa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

(Vietnam+)
vietnamplus.vn

Chuyên mục:Luật pháp Thẻ:

Xử vụ án giết người, chống người thi hành ở Tiên Lãng

Tháng Tư 2, 2013 Bình luận đã bị tắt

Các bị cáo: Đoàn Văn Vươn (thứ hai từ bên trái) và Đoàn Văn Sịnh (thứ tư từ bên trái) trước vành móng ngựa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sáng 2/4, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử công khai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ” liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (xảy ra ngày 5/1/2012).

Hội đồng xét xử gồm năm vị do Thẩm phán Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng làm chủ tọa.

Trong số sáu bị cáo bị đưa ra xét xử tại phiên tòa lần này, bốn bị cáo: Đoàn Văn Vươn, sinh năm 1963, Đoàn Văn Quý, sinh năm 1966 (cùng trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng); Đoàn Văn Sịnh (sinh năm 1957, trú tại thôn Thái Hưng, xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng), Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974, trú ở Khu 3, thị trấn Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) cùng bị truy tố về tội danh giết người theo điểm d khoản 1, Điều 93 Bộ Luật hình sự. Hai bị cáo Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, trú tại thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng), Phạm Thị Báu (tức Hiền, sinh năm 1982, trú tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cùng bị truy tố về tội danh chống người thi hành công vụ theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật hình sự.

Bốn trong số bảy bị hại của vụ án là các cán bộ, nguyên cán bộ huyện Tiên Lãng cũng đã có mặt tại phiên tòa. Ba bị hại khác vắng mặt, có lý do chính đáng.

12 luật sư bào chữa cho các bị cáo và người bị hại; trong đó, 11 luật sư bào chữa cho các bị cáo và 1 luật sư bào chữa cho người bị hại đều có mặt tại phiên tòa.

Phóng viên một số cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước cũng đã tới dự và đưa tin về phiên tòa.

Trong buổi xét xử đầu tiên, Hội đồng xét xử đã tiến hành thẩm tra căn cước những người có mặt tại phiên tòa; giải thích quyền, nghĩa vụ của các bị cáo, người bị hại, người làm chứng.

Trong thủ tục bắt đầu phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Đoàn Văn Vươn đã đề nghị thay đổi thành phần Hội đồng xét xử, kiểm sát viên vì cho rằng vụ án này thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử thảo luận và xem xét đề nghị của luật sư. Căn cứ vào các quy định về thẩm quyền xét xử vụ án được quy định tại Pháp lệnh Tổ chức Tòa án Quân sự, các Thông tư liên tịch giữa Tòa án Nhân dân Tối cao-Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao-Bộ Tư pháp-Bộ Quốc phòng-Bộ Công an hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Tổ chức tòa án quân sự, Hội đồng xét xử khẳng định Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng thụ lý, xét xử vụ án là đúng quy định của pháp luật; đồng thời căn cứ quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự về những trường hợp thay đổi thành phần Hội đồng xét xử, kiểm sát viên tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã quyết định không chấp nhận đề nghị của luật sư và tiếp tục xét xử vụ án theo thủ tục chung.

Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã tuyên đọc cáo trạng truy tố các bị cáo.

Theo cáo trạng, sau khi được Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng giao 21ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc địa bàn xã Vinh Quang (Tiên Lãng) với thời hạn 14 năm (từ ngày 4/10/1993) để nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình đắp bờ, Đoàn Văn Vươn đã lấn chiếm ra ngoài diện tích được giao là 19,3ha. Sau khi xử phạt hành chính, Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng đã tiếp tục giao bổ sung 19,3ha cho Đoàn Văn Vươn để nuôi trồng thủy sản với thời hạn sử dụng đến 4/10/2007. Ngày 7/4/2009, Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng ra Quyết định 461/QĐ-UBND thu hồi 19,3ha trên do hết thời hạn sử dụng. Không đồng ý với quyết định này, Đoàn Văn Vươn đã khởi kiện lên tòa án. Tòa án đã thụ lý và tuyên giữ nguyên Quyết định 461 nói trên của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng.

Ngày 24/11/2011, Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế để thi hành Quyết định 461 trước đây và tổ chức thực hiện. Ủy ban Nhân dân huyện cùng lực lượng chức năng đã thông báo, giải thích vận động Đoàn Văn Vươn trước khi cưỡng chế nhưng Đoàn Văn Vươn không chấp hành.

Cáo trạng nêu rõ, căn cứ vào biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, vật chứng của vụ án, biên bản thực nghiệm điều tra, biên bản nhận dạng đồ vật, bản kết luận giám định, lời khai của các bị cáo, có đủ cơ sở để xác định: Với mục đích chống đối để không phải giao lại đất, chuyển từ vụ việc dân sự hành chính sang vụ án hình sự, Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Đoàn Văn Vệ, Phạm Thái đã bàn bạc làm hàng rào, trải rơm, làm mìn tự tạo, chuẩn bị súng bắn đạn hoa cải và đã sử dụng mìn, súng bắn vào những người làm nhiệm vụ bảo vệ và rà phá bom mìn theo sự phân công của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng, hậu quả làm 7 người đang thực thi công vụ bị thương. Các bị cáo nhận thức rõ việc sử dụng mìn tự tạo, súng bắn đạn hoa cải là vũ khí, vật liệu nổ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác, nhưng để đạt được mục đích các bị cáo đã cố ý thực hiện hành vi giết những người thi hành công vụ… Như vậy có đủ cơ sở xác định các bị cáo đã có hành vi đồng phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự.

Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu đã thực hiện ý đồ của Vươn, Quý, Sịnh về việc chống lại những người thi hành công vụ và có hành vi trực tiếp tham gia làm hàng rào, trải rơm, mua xăng, mua mũ len để tạo điều kiện cho các đối tượng khác thực hiện hành vi chống đối những người thi hành công vụ, do vậy đủ cơ sở xác định các bị cáo Thương và Báu đã có hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự.

Đối với Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái sau khi gây án bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ lập hồ sơ xử lý sau.

Ngay sau đó, Hội đồng xét xử đã tiến hành xét hỏi, thẩm vấn để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo.

Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 5/4./.

(TTXVN)
vietnamplus.vn

Chuyên mục:Luật pháp Thẻ:

Ngày mai xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Tháng Tư 2, 2013 Bình luận đã bị tắt

– Ngày 2/4, Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Giết người, chống người thi hành công vụ”xảy ra tại Tiên Lãng.

Phiên tòa do do thẩm phán Phạm Đức Tuyên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân TP Hải Phòng làm chủ tọa.

Tại phiên tòa sơ thẩm này, sẽ xét xử các bị can Đoàn Văn Vươn (sinh năm 1963), Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966) cùng trú tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Đoàn Văn Sịnh (sinh năm 1957), trú tại xã Đông Hưng, huyện Tiên Lãng và Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974) trú tại xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng về tội giết người quy định tại điểm D, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự.

Bị can Phạm Thị Báu (sinh năm 1982, vợ của Đoàn Văn Quý), Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ của Đoàn Văn Vươn) bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm D, khoản 2, Điều 257 Bộ luật Hình sự.

Đoàn Văn Vươn, xét xử, Tiên Lãng, đất đaiCác bị cáo tại phiên xử. Ảnh: TTXVN.

Tham dự phiên tòa có 12 luật sư bào chữa cho các bị cáo và người bị hại.

Tham dự phiên tòa có tám luật sư bào chữa cho các bị cáo và người bị hại.

Trong đó, năm luật sư bào chữa cho các bị cáo và ba luật sư bào chữa cho người bị hại.

Tiếp đó, sáng 8/4, Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án “Hủy hoại tài sản công dân, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng,” dự kiến xét xử từ ngày 8-10/4.

Cả hai vụ án đều liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng đất và thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng (xảy ra ngày 5/1/2012).

Phiên tòa thứ hai (khai mạc sáng 8/4) do Thẩm phán Trần Thị Thu Hà, Chánh Tòa Hình sự – Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng làm chủ tọa.

Tại phiên tòa sơ thẩm này có năm bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội danh “Hủy hoại tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Phiên tòa xử 6 bị can trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn sẽ diễn ra từ 2-5/4.

– Theo kết luận điều tra, do không chấp hành quyết định của UBND huyện Tiên Lãng nên từ tháng 12-2011 đến ngày 4-1-2012, Đoàn Văn Vươn tập hợp anh em ruột gồm Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái (là anh vợ ông Quý) đã bàn bạc thống nhất lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện việc chống lại lực lượng cưỡng chế.

Ông Vươn chỉ đạo Vệ đi mua súng còn Quý, Sịnh, Thoại, Thái cùng Báu, Thương, Đoàn Xuân Quỳnh (SN 1995, là con trai ông Vươn) cùng một số người khác làm 5 hàng rào tre dóc kín, chắn ngang đường vào khu cưỡng chế, rải kín rơm rạ từ hàng rào đến nhà hai ông Quý, Vươn.

– Ngày 5-1, các lực lượng công an và bộ đội quân sự huyện Tiên Lãng, được phân công đi đầu để rà phá vật liệu gây nổ và thực hiện việc vật động thuyết phục lần cuối trước khi cưỡng chế. Khi tiếp cận hàng rào thứ nhất chắn đường vào nhà Đoàn Văn Quý (cách nhà 40m), thì Quý chập điện cho mìn và bình gas gây nổ nhưng không ai bị thương.

Đoàn công tác tiếp cận hàng rào thứ 2 (cách nhà Quý 15m) thì Quý, Thái, Thoại nấp ở trong nhà dùng 2 khẩu súng bắn đạn hoa cải bắn 4 phát vào đoàn công tác làm 7 người bị thương.

Tiếp đó, Quý chạy về phía đoàn công tác đổ can xăng vào rơm rạ và châm lửa đốt nhưng do thời tiết ẩm ướt nên không cháy.

– Ngày 10/1/2012, ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Giết người”. Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và Phạm Thị Báu (vợ ông Quý) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.

– Ngày 10/2/2012, Thủ tướng Chính phủ kết luận các quyết định thu hồi, cưỡng chế 19,3 ha đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là trái luật

– 3/2012, hàng chục cán bộ tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) bị kiểm điểm, xử lý. Ngoài ra, tập thể Ban cán sự Đảng UBND Hải Phòng bị kỷ luật khiển trách.

– 1/2013, nguyên chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nguyên phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh và 3 bị can Phạm Xuân Hoa (nguyên trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện, phó trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế), Lê Thanh Liêm (nguyên chủ tịch xã Vinh Quang) và Phạm Đăng Hoan (nguyên bí thư xã) đã bị xử lý hình sự về tội “Hủy hoại tài sản”.

Kiên Trung – TTXVN
vietnamnet.vn

Chuyên mục:Luật pháp Thẻ:

“Cần thể hiện rõ ràng hơn chủ quyền của nhân dân”

Tháng Ba 9, 2013 Bình luận đã bị tắt

Góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Mạnh, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng dự thảo Hiến pháp có nhiều điểm mới về nội dung và kết cấu cũng như kỹ thuật lập pháp.

Theo ông, dự thảo nhìn chung đáp ứng được yêu cầu tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam xây dựng như vấn đề chủ quyền của nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì dân dân; thể chế hóa những quan điểm chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội XI của Đảng.

Tuy nhiên, đối chiếu với những nguyên tắc, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Mạnh đề nghị cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề cho phù hợp.

Đề cập về vấn đề chủ quyền của nhân dân, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Mạnh nhấn mạnh Hiến pháp là văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Như vậy, quyền lập hiến là của nhân dân, Nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp theo sự ủy thác của nhân dân. Trong dự thảo, vấn đề chủ quyền của nhân dân được quan tâm hơn nhưng chưa rõ ràng và dứt khoát.

Khái niệm “nhân dân” cũng chưa đầy đủ, mới chỉ nêu “nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” trong khi có nhiều tầng lớp khác trong khối đại đoàn kết toàn dân dân tộc, đang đóng góp, đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Mạnh đề nghị bổ sung vào Điều 2 Dự thảo như sau: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Mạnh, chủ quyền của nhân dân là thiêng liêng, là thành quả đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng trong dự thảo thể hiện chưa rõ ràng: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (Điều 29 dự thảo); “ Công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 30 dự thảo); “việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” (khoản 4 Điều 124 dự thảo).

Điều 74 dự thảo quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.” Nếu chỉ quy định như vậy thì chỉ thấy quyền lực của Quốc hội, chưa rõ chủ quyền của nhân dân, quyền lực của Quốc hội cũng là do nhân dân ủy thác, giao cho Quốc hội thực hiện.

Liên quan đến những vấn đề nêu trên, để thể hiện rõ hơn chủ quyền của nhân dân, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Mạnh đề nghị sửa Điều 29, Điều 30 và khoản 4 Điều 124 dự thảo.

Điều 29 sửa lại là: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của địa phương và cả nước; có quyền giám sát, đánh giá các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Nhà nước tổ chức, sử dụng các hình thức thích hợp để công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, giám sát, đánh giá các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức, viên chức nhà nước; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhân, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”

Điều 30 sửa lại là: “Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp và các vấn đề quan trọng của đất nước.”

Khoản 4, Điều 124 sửa lại là: Dự thảo Hiến pháp khi được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành và hai phần ba tổng số công dân có quyền bầu cử nhất trí tán thành”.

Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Mạnh cho rằng, nếu Hiến pháp thực sự phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lại được Quốc hội cũng thực sự là của dân, do dân, vì dân thông qua thì không có gì băn khoăn, lo ngại khi trưng cầu ý dân về Hiến pháp.

Điều 74 sửa lại như sau: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước theo ý chí, nguyện vọng và vì lợi ích của nhân dân”./.

(TTXVN)
vietnamplus.vn

Chuyên mục:Luật pháp Thẻ: